Ngày Này Năm Xưa 20-2-1979

34 năm trước, vào ngày 20-2-1979, Trung cộng đưa quân xâm lấn Việt Nam với danh nghĩa “dạy cho bọn vô ơn cộng sản Việt Nam một bài học!”.  Người dân Việt sinh sống trong vùng biên giới Việt Hoa đã bị giết hại dưới bom đạn của bọn ngoại xâm phương Bắc và nhiều binh lính của cộng sản Việt Nam đã hy sinh để chống trả binh lính xâm lăng của quan thầy Trung cộng.

Cộng sản VN hô hoán rằng họ đã chiến thắng, đã đẩy lui quân Trung cộng.  Nhưng rõ ràng là sau khi Nga Sô cùng khối cộng sản Đông Âu sụp đỗ, việt cộng chỉ còn cách chui lại xin núp vào háng bọn Trung cộng và vì thế, đã cắt hàng chục ngàn cây số vuông đất vùng biên giới, cắt hải phận của nước ta để triều cống Trung cộng hầu được tiếp tục làm chư hầu. Chúng ta đã thấy biết bao nhiêu hình ảnh dời cọc mốc biên giới, đã thấy những nghĩa trang của bọn lính Tàu cộng xâm lược trong vùng Cao Bằng, Lạng Sơn được gọi là liệt sĩ, trong khi mộ của lính VN thì bị tẩy xóa đi những ghi nhận đã hy sinh để chống quân Tàu cộng xâm lược.  Nay thì những anh cựu chiến binh của quân đội nhân dân muốn đặt vòng hoa tưởng niệm đồng đội đã chết chống quân Trung cộng thì lại bị ngăn cấm.  Biểu tình chống ngoại xâm thì bị cấm đoán, biểu tình bày tỏ lòng yêu nước thì bị đàn áp, tưởng niệm đồng đội hy sinh thì bị ngăn chận. Vậy thì quá rõ ràng đảng cộng sản và bọn lãnh đạo chỉ là một lũ chó săn, lũ tay sai cho bọn bạo quyền Trung cộng, đang tiếp tay bán nước.
Cha ông ta ngàn năm bất khuất, đã bao lần đánh đuổi bọn bá quyền Tàu Ô từ phương Bắc. Hơn 4000 ngàn năm, bọn Tàu đã chưa hề đạt được tham vọng thống trị hay sát nhập được nước ta.  Nhục nhã thay, ngày nay VN có một lũ lãnh đạo bất lương, bất tài, vô liêm sĩ cam tâm bán nước cầu vinh, khiếp hải trước bọn Trung cộng, để chúng ngang nhiên xâm lấn Việt Nam không mất một viên đạn.
Đồng bào ta đâu?  Quân đội nhân dân đâu? Niềm tự hào dân tộc đâu?  Hãy vùng lên lật đổ bọn việt gian bán nước và dành lại quyền tự quyết của dân tộc trong tay.  Dân ta dù có nghèo, thế cô, sức yếu cũng phải đánh tới giọt máu cuối cùng để bảo vệ giang sơn, bờ cõi.  Làm sao có thể sống nhục nhìn bọn Tàu cộng nuốt trửng Việt Nam? Ta thà chết vinh hơn sống nhục, không thể nào chấp nhận mất nước.

Xin tri ân những toàn dân, những chiến sĩ anh hùng đã đổ máu xương bảo vệ bờ cõi, chống ngoại xâm, chống việt gian giữ gìn đất nước.

  130220 – NGÀY NÀY NĂM XƯA: 4000 QUÂN TRUNG CỘNG ĐÃ TỬ TRẬN
 
          20 tháng 2 năm 1979, sau 3 ngày tiến sang biên giới Việt Nam ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai, Trung Cộng đã thiệt mất 4000 quân.
Lực lượng Trung Cộng gồm có 9 quân đoàn chủ lực cùng một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn với 320 ngàn bộ binh), 6 trung đoàn xe tăng (550 chiếc), 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không (480 khẩu đại pháo, 1260 súng cối và một số dàn hoả tiễn phòng không). Lực lượng trừ bị có 200 chiến hạm uy hiếp vịnh Bắc Việt và 1700 chiến đấu cơ sẵn sàng cất cánh.
 
TrungCong_TanCong_VN_copy 
Trung Cộng tấn công Việt Nam năm 1979
 
Các tướng chỉ huy của Trung Cộng có Hứa Thế Hữu, Tư lệnh Đại quân khu Quảng Châu, chỉ huy các cánh quân tấn công Cao Bằng và Lạng Sơn; tướng Dương Đắc Chí, Tư lệnh Đại quân khu Côn Minh, chỉ huy các cánh quân tấn công Hoàng Liên Sơn (Lào Cai); một tướng (không rõ tên) chỉ huy các cánh quân tiến vào Quảng Ninh và Hà Tuyên.
 
LangSon_copy 
Phía CSVN, các sư đoàn tinh nhuệ đang bận tấn công Khờ-me đỏ ở Cao Miên, chỉ có một số sư đoàn chủ lực, phần lớn là tân binh đang được huấn luyện (316A, 346, 325B, 345, 326), cùng bộ đội địa phương, công an vũ trang và dân quân tự vệ, tổng cộng 70 ngàn quân hỗn tạp.
 
 
Trong đợt tấn công đầu tiên khai hoả vào ba ngày trước đó, Trung Cộng đã dồn 120 ngàn quân dự định tiến qua biên giới thật nhanh để uy hiếp Hà Nội, nhưng vướng phải địa hình phòng thủ thiên nhiên. Lính Việt Nam dù yếu hơn, đã dựa vào thế núi hiểm trở, chống trả rất mạnh, có nhiều trường hợp, chỉ một tiểu đội dân quân với vũ khí thô sơ, nhờ chẹn kỹ một hẻm núi chật hẹp khiến cả mấy ngàn lính Trung Cộng không qua được, cứ dồn đống tại đó và bị thiệt hại nặng nề vì súng cối từ phía bên này núi phóng sang.
Sau này, Trung Cộng đã buộc CSVN tháo hết các chốt phòng thủ, dời cột mốc biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam ở những nơi đồng trống hay đất bằng. Cả ngàn cây số đường biên giới phía bắc từ đó coi như bỏ ngõ, tha hồ cho xe tăng Trung Cộng muốn tiến qua lúc nào cũng được. Bên kia “biên giới” mới, Trung Cộng đã dùng cơ giới và chất nổ, mở rộng các hẻm núi, trước kia chỉ có một người đi qua lọt, nay thì hai hay ba chiếc xe tăng có thể dàn hàng ngang tiến tới.
Trở lại với chiến sự trong ba ngày 17, 18 và 19 tháng 2 năm 1979, các cánh quân Trung Cộng không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải cho từng đại đội tiến tới chậm chạp, lấy từng đường hầm, chiếm từng cao điểm, nhưng rồi cuối cùng cũng chiếm được Mường Khương, Trùng Khánh và  tiến vào Đồng Đăng. Tại Móng Cái, Trung Cộng chiếm được thị xã rồi bị đánh lui, rồi tái chiếm dằng dai qua lại cả ngày trời.
Tới ngày 20 tháng 2, Trung Cộng đã chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, bao vây Đồng Đăng, thị trấn có vị trí chiến lược trên đường biên giới Hoa-Việt.
Trước đó một hôm, ngày 19 tháng 2, Đặng Tiểu Bình trong chuyến công du Á Căn Đình, tuyên bố rằng vụ tấn công Việt Nam là “cuộc chiến tranh hạn chế” và “sẽ rút quân ngay sau khi đạt được mục tiêu giới hạn”.
Cũng trong ngày 19 tháng 2, Liên bang Sô Viết đã cấp tốc cho một nhóm cố vấn quân sự cao cấp bay sang Hà Nội để họp với các tướng lãnh CSVN. Mạc Tư Khoa lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh rút quân khỏi Việt Nam. Liên Sô viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua hải cảng Hải Phòng, đồng thời cho máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chủ lực của Việt Nam từ Cao Miên ra Bắc để bảo vệ vùng châu thổ sông Hồng.
(nhn)

Bình luận về bài viết này