Bài viết về việc bọn V.C bán nước cho quan t hầy T.C

Chui đầu vào ‘cái thòng lọng Thành Ðô’

Vào những ngày cuối tháng 8, trước đây 22 năm, Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười và Lê Ðức Anh ở Hà Nội đã quyết định phải quay đầu trở lại, xin hợp tác với đảng Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng).

Kết quả là hội nghị Thành Ðô, ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, mà Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu gọi là “Cái thòng lọng thứ hai” buộc vào cổ đảng Cộng Sản Việt Nam.

Cái thòng lọng thứ nhất, là quyết định “khai thông biên giới Việt Trung” vào năm 1950 để Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng) nhận được viện trợ và đón các cố vấn Trung Quốc sang chỉ đạo. Hà Sĩ Phu viết: “Do vị trí địa-chính trị nênViệt Nam trở thành cửa ngõ mà chủ nghĩa Ðại Hán buộc phải chiếm lĩnh để bành trướng về phía Nam…” Chủ nghĩa cộng sản đã cho Trung Quốc “một cơ hội bằng vàng. Họ tận dụng những đặc trưng của cộng sản để đưa con mồi vào lưới. Con mồi tự tìm đến cái bẫy, nhưng bị tấm màn ‘Quốc tế đại đồng’ che mắt, nhìn cái bẫy thành chốn ruột thịt nương thân.”

Khi đảng Cộng Sản Việt Nam tự tìm đến Thành Ðô để chui vào cái thòng lọng thứ hai, Hà Sĩ Phu nhận định: Xét trong quan hệ lịch sử giữa hai kẻ thù truyền kiếp thì cuộc cầu hòa này chính là “tuyên bố đầu hàng.”

Nếu biết rõ hơn về hội nghị Thành Ðô, chúng ta sẽ thấy quả thật đó là một “cuộc tuyên bố đầu hàng.” Những sự kiện và ngày tháng kể sau đây dựa trên hồi ký của Trần Quang Cơ, là thứ trưởng Ngoại Giao vào lúc đó, với một tài liệu do Trung Cộng công bố, đã được Lý Nguyên dịch từ mạng Hà Bắc tân văn võng ngày 30 tháng 10, 2007, đăng trên mạng Talawas.

Tháng 10 năm 1989, trùm cộng sản Lào Kaysone Phomvihane thăm Bắc Kinh, xin gặp Ðặng Tiểu Bình với lý do bí mật. Phomvihane chuyển lời Nguyễn Văn Linh xin được làm hòa với Trung Cộng, 10 năm sau khi Ðặng Tiểu Bình đã cho quân sang “dạy một bài học” cho Cộng Sản Việt Nam. Ðặng Tiểu Bình đặt một điều kiện: Trước hết, phải rút hết, rút triệt để quân đội khỏi Cămpuchia. Và Bình còn nói rõ ông không thích Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là ngoại trưởng.

Năm đó, Việt Cộng đã rút hết quân về. Ngày 5 tháng 6 năm 1990, Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư Cộng Sản Việt Nam, gặp Trương Ðức Duy, đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, nhưng cuộc họp có cả Nguyễn Cơ Thạch, chưa nói hết ý. Theo bên Trung Quốc kể lại, ngày 16 tháng 8 năm 1990, Nguyễn Văn Linh sai Hoàng Nhật Tân gặp Trương Ðức Duy, đưa một “mật thư,” và nói miệng gửi lời nhắn riêng: “Không cần đi qua Nguyễn Cơ Thạch,” mặc dù đại sứ một nước chỉ được tiếp xúc qua bộ trưởng Ngoại Giao nước chủ nhà. Trương Ðức Duy quyết định liên lạc bí mật qua Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Lê Ðức Anh. Ngày 21 tháng 8, Trương Ðức Duy ngồi trên một chiếc ôtô du lịch không cắm cờ Trung Quốc theo nghi thức ngoại giao, lén đến Bộ Quốc Phòng bàn riêng với Lê Ðức Anh. Và lúc 7 giờ rưỡi, sáng sớm ngày hôm sau, Nguyễn Văn Linh gặp Trương Ðức Duy tại nhà khách Bộ Quốc Phòng, cả hai bên đều không mang phiên dịch. Linh đề nghị Trương Ðức Duy đổi ngồi một chiếc xe khác hôm qua, và vẫn không cắm quốc kỳ. Một tuần sau, Nguyễn Văn Linh (tổng bí thư) và Ðỗ Mười (thủ tướng) cũng hội kiến Trương Ðức Duy. Chắc đây là buổi họp quyết định. Vì hôm sau, 30 tháng 8, 1990, Bộ Chính Trị họp, Linh đưa ra ý kiến hợp tác với Trung Quốc “để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc,” tiến tới bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.

Những diễn biến trên cho thấy ba người chủ chốt trong vụ này là Nguyễn Văn Linh, Lê Ðức Anh và Ðỗ Mười. Nhưng Lê Ðức Anh có vẻ được Trung Cộng tin cậy hơn cả. Nhưng tại sao bộ ba này thuyết phục được cả Bộ Chính Trị đồng ý với cuộc đầu hàng không điều kiện này? (Chỉ có cố vấn Võ Chí Công không đồng ý). Nguyễn Văn Linh giải thích: Cần hợp tác với Trung Quốc “để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc.”

Thực tế là chế độ cộng sản tại Việt Nam đang lâm nguy. Kinh tế suy sụp vì thiếu viện trợ vốn cũng như kỹ thuật của các nước Ðông Âu và Nga Xô, sau khi cộng sản Ðông Âu sụp đổ, Liên Xô đang bị cùng kiệt về kinh tế. Mấy năm trước dân nhiều nơi miền Trung đã chết đói. Cả thế giới đang tẩy chay Việt Cộng, từ năm 1978. Cộng Sản Việt Nam biết không còn nương tựa vào đâu, phải cầu cứu tới một nước đã từng gọi là “kẻ thù truyền kiếp.”

Trung Cộng không tiếp phái đoàn Việt Cộng tại thủ đô Bắc Kinh mà chỉ mời đến Thành Ðô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Họ giải thích là cần giữ bí mật cho cuộc gặp gỡ này, không cho thế giới biết. Trước khi lên đường, Trương Ðức Duy còn yêu cầu phải có mặt Phạm Văn Ðồng, cố vấn của Bộ Chính Trị, nhìn bên ngoài có địa vị tương đương với “bố già” Ðặng Tiểu Bình. Ðồng chịu đi vì tưởng sẽ được gặp Bình. Nhưng tới nơi thì không. Sự có mặt của Phạm Văn Ðồng có ý nghĩa. Vì trong cuộc họp Trung Cộng có thể đem lá thư ông ta gửi Chu Ân Lai năm 1958, công nhận lập trường của Trung Cộng về Trường Sa, Hoàng Sa. Những gì được ký kết giữa hai bên tới nay vẫn còn giữ bí mật; nhưng chắc phía Trung Cộng họ không dại gì mà không nhắc tới vụ các đảo, sau khi hải quân hai bên mới tử chiến năm 1988, biển vẫn còn tanh mùi máu.

Theo các tài liệu chính thức công bố thì hai bên chỉ bàn chuyện Campuchia. Lúc đầu Việt Cộng đề nghị trong hội nghị đình chiến ở xứ Chùa Tháp, phe Hun Sen và phe chống Việt Cộng, trong đó có Pol Pot, mỗi bên sẽ có 6 người dự vào chính quyền lâm thời ở Campuchia. Trung Cộng đòi có thêm cựu hoàng Sihanouk cho thành 6+6+1, mà ai cũng biết ông hoàng này là người được Trung Cộng nuôi nấng từ 20 năm rồi. Nguyễn Văn Linh cố “bán” ý kiến “Giải pháp đỏ” cho Trung Cộng. Tức là cho hai đảng Cộng sản Campuchia hợp tác đủ rồi, bỏ các phe của Sihanouk ra ngoài. Nhưng Linh thất bại, cuối cùng, bên Việt Cộng không dám cãi, mà cũng không dám đòi hỏi gì; đồng ý sẽ thuyết phục phe Hun Sen chịu “hòa giải” với Pol Pot. Hai bên hứa sẽ giữ bí mật cuộc hội nghị, để các nước khác như Nga, Mỹ, không biết hai chính quyền cộng sản Á Châu toa rập. Giang Trạch Dân nói ở Thành Ðô: “Các nước phương Tây rất chú ý tới quan hệ của chúng ta. Các đồng chí đến đây, cho đến nay các nước không ai biết, cũng không cho các bên Campuchia biết. Chúng tôi cảnh giác vấn đề này.”

Nhưng ngay sau đó, cả nhóm lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam thấy ngay mình bị lừa. Khi Nguyễn Văn Linh, Lê Ðức Anh sang thuyết phục phe Hun Sen thì bị đám đàn em chống, vì phe này bị lép vế với tỷ số 6/7. Nguyễn Cơ Thạch kể lại: “Trung Quốc đã đưa cả băng ghi âm cuộc nói chuyện với lãnh đạo ta ở Thành Ðô cho Phnom Penh. Hun Xen nói là trong biên bản viết là “hai bên đồng ý thông báo cho Campuchia phương án 6+2+2+2+1.”

Trung Cộng đã tiết lộ kết quả cuộc họp cho cả thế giới. Báo Bangkok Post ngày 19 tháng 9 đã đăng công khai Thỏa thuận Thành Ðô, viết rõ Việt Nam đã đồng ý với Trung Quốc về thành phần chính phủ lâm thời là 6 cộng 7, có Sihanouk! Tạp chí Kinh tế Viễn Ðông (FEER) số ngày 10 tháng 10 viết về cuộc gặp gỡ “thượng đỉnh” Trung-Việt ở Thành Ðô.

Nhưng cay cú nhất là Trung Cộng còn thông báo cho cả Mỹ biết. Ngoại Trưởng Mỹ James Baker còn nói với Nguyễn Cơ Thạch rằng Trung Quốc khoe với Mỹ là họ đã “bác bỏ đề nghị của lãnh đạo cấp cao nhất Việt Nam là Việt Nam với Trung Quốc đoàn kết bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội chống âm mưu của đế quốc Mỹ xóa bỏ Chủ nghĩa Xã hội.” Ông Trần Quang Cơ than: “Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Ðô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ Chủ nghĩa Xã hội, thay thế cho Liên Xô, làm chỗ dựa.”

Trong cuộc họp Bộ Chính Trị vào tháng 5 năm 1991, đủ mặt 12 người và hai cố vấn, họ bắt đầu than thở và chỉ trích lẫn nhau. Võ Văn Kiệt phê bình việc để Phạm Văn Ðồng cùng đi: “Chỉ để gặp Giang Trạch Dân và Lý Bằng, không có Ðặng Tiểu Bình. Mình bị nó lừa nhiều cái quá! Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy!” Phạm Văn Ðồng than: “Mình hớ, mình dại rồi mà còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết,… Sau chuyến đi Thành Ðô, tôi vẫn ân hận sao lại mời thêm tôi… Anh Mười cho là họ mời rất trang trọng, cơ hội lớn, nên đi!”

Nguyễn Văn Linh lại biện hộ tại sao phải theo Tầu, vì “Âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội ở Châu Á, cả ở Cuba… dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.” Lê Ðức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xóa cộng sản. Nó đang xóa ở Ðông Âu. Nó tuyên bố là xóa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Ðồng minh này là Trung Quốc!”

Rõ ràng, tất cả nhóm người cầm đầu đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa cả nước “chui vào cái thòng lọng” của Trung Cộng, vì muốn “bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội.”

Trong thực tế, là bảo vệ ngôi vị độc quyền cai trị nước Việt Nam!

Hà Sĩ Phu không kể các chi tiết trên đây trong bài tham luận mới “Giải Cộng Nhi Thoát,” nhưng ông đã mô tả “cái thòng lọng Thành Ðô” rất cụ thể: “Từ đấy trở đi, chỉ cần 4 năm một lần Trung Quốc khống chế người cầm đầu Việt Nam, tức tổng bí thư đảng, là đủ cho kế hoạch xâm lược tiến hành trôi chảy. Muốn vậy phải giữ cho Việt Nam yên vị theo chế độ cộng sản, không được dân chủ hóa, không được liên kết chiến lược với Hoa Kỳ.”

Khi hiểu rõ “cái thòng lọng Thành Ðô” thì chúng ta cũng hiểu được các hành động của đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 1990 đến giờ.

Ngô Nhân Dụng

=======

Wikileaks : Nguyễn Văn Linh- Đỗ Mười
thời hạn 30 năm (1990-2020) sát nhập vào Tàu

Và cái gì chờ đợi cũng đã đến, khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.

Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ “…Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020)để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.

Những ngày này, những tin tin thời sự quốc tế thuộc hàng đầu trên các kênh truyền hình ngoại quốc nổi tiếng như BBC, CNN.. chắc chắn sẽ là tin về sự căng thẳng của hai miền Nam – Bắc Triều tiên đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều tiên chắc chắn là vấn đề số một và vấn đề thứ hai là những thông tin mà tổ chức Wikileaks dọa sẽ công bố công khai những tin tức tuyệt mật của ngành ngoại giao Hoa kỳ.

Được biết những thông tin mà Wikileaks dọa công khai bao gồm 251.287 tài liệu mà Wikileaks có được là tin trao đổi giữa 250 đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ tại hơn 90 nước trên thế giới với Washington. Cũng theo thông báo của tổ chức Wikileaks cho biết hiện nay họ có trong tay những thông tin liên quan đến Việt nam, đó là những tài liệu từ các cuộc trao đổi giữa các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam và chính phủ Mỹ, với hơn 2.300 bức điện tín gửi đi từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội và gần 800 từ Lãnh sự quán ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo họ, trong số hơn 3100 điện tín này có cả những loại thuộc diện “tuyệt mật”.

Cho tới nay Wikileaks mới công bố nội dung của hơn 200 bức điện tín trong số hơn 251.287 bức mà họ có và trong số các thông tin ít ỏi được công bố nhỏ giọt ngày hôm nay (30/11)có hai tin liên quan đến Trung quốc và Bắc Triều tiên rất có giá trị. Đó là tin các quan chức Trung quốc tuyên bố ủng hộ thống nhất hai miền Bắc và Nam Triều tiên vào thời gian sau hai năm lãnh tụ Kim Jong Il qua đời, và chính quyền mới của nước Triều tiên thống nhất sẽ do chính quyền Soul quản lý. Và tin thứ hai là phát biểu của một quan chức cao cấp Trung quốc nói với Thứ trưởng Ngoại giao Nam Triều tiên, khi cho biết rằng thế hệ lãnh đạo trẻ Trung quốc hiện nay không hài lòng và coi chính thể ở Bắc Triều tiên của gia đình họ Kim là đưa trẻ hư không biết nghe lời.

Hai tin rò rỉ kiểu này khác hẳn với sự hiểu biết và phán đoán của mọi người về thái độ của Trung quốc với Bắc Triều tiên, đó là ai cũng nghĩ rằng bằng mọi giá không bao giờ Trung quốc bỏ rơi nước láng giềng cộng sản đàn em này. Có lẽ những tin bí mật của Wikileak tiết lộ rất có giá trị như họ thông báo trước, vì thế sẽ còn có nhiều tin động trời trong số 3.100 bức điện từ các cuộc trao đổi giữa các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam và chính phủ Mỹ, được gửi đi từ Đại sứ quán Hoa kỳ ở Hà nội và Lãnh sự quán tại TP Hồ Chí minh.

Những ngày gần đây, không chỉ có các chính khách Hoa kỳ, mà hầu hết các chính khách trên thế giới đang ở tâm trạng hồi hộp, căng thẳng đến nghẹt thở khi chờ đón sự công bố của tổ chức Wikileaks trong đó có các chính khách hàng đầu của Việt nam cũng hết sức lo lắng khi những điều “tuyệt mật” sẽ bị Wikileaks dọa sẽ công bố.

Đoạn tin đầu nói trên về Biên bản họp kín tháng 9/1990 tại Thành Đô giữa lãnh đạo cao cấp Việt nam và Trung quốc, cũng chỉ là một tin mang tính chất giả thiết của tác giả mà nó có nhiều khả năng khi bị bạch hóa có thể xảy ra mà thôi, chứ đó không phải tin chính thức của Wikileaks.

Điều quan trọng ở đây là, những chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với đảng CSVN nếu như tin này là tin chính thức do Wikileaks công bố trong một ngày gần đây. Chúng ta có quyền phỏng đoán và chuẩn bị tinh thần cho mọi người và cá nhân mình trước sự thật không mấy tốt đẹp, mà nó liên quan tới sự tồn tại của đảng CSVN trong vai trò lãnh đạo xã hội và nhà nước. Vì nếu khi ta đối chiếu với các tin tức liên quan đến việc phía Việt nam đã cho Trung quốc thuê nhiều chục ngàn hecta rừng đầu nguồn biên giới, lá cờ Trung quốc có 6 ngôi sao (thay vì cờ Trung quốc chỉ có 5 ngôi sao)xuất hiện tại một nhà hàng Trung quốc tại Vũng tàu, hay Dự án boxit Tây nguyên và gần đây nhất là tin Trung quốc tiến hành thu hồi hàng loạt cột mốc biên giới với Việt nam có từ thời Hiệp định Pháp-Thanh (1887) … Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận thì giả thiết trên là hoàn toàn có cơ sở xảy ra.

Những cái đó có phải là những bước tiến hành âm thầm trong kế hoạch 30 năm để đưa Việt nam trở thành một Khu tự trị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa hay không? Trong cuộc sống thì cái gì cũng có thể xảy ra, vì sẽ có những điều sự thật lại nằm trong những điều mà ta tưởng rằng không thể có hay không thể xảy ra. Vấn đề nêu trên là một ví dụ nhỏ, có thể lắm chứ.

Xin vui lòng chờ tổ chức Wikileaks họ sẽ chính thức công bố trong một thời gian gần đây cho mọi người toàn thế giới rõ.

Kami

Bài này đã được đăng trong Uncategorized. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này